Có không ít người 4 năm mới được đón sinh nhật 1 lần. Việc này liên quan đến ngày nhuận, năm nhuận. Từ nhỏ đến lớn hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều về ngày nhuận này. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ tại sao có ngày nhuận và cách tính nó như thế nào ?
Kiến thức về ngày nhuận khá thú vị, các bạn hãy cùng Thienhabet sẽ tìm hiểu ngay bây giờ nhé.!
Ngày nhuận là gì ? Tại sao có ngày nhuận ?
Khái niệm ngày nhuận, tháng nhuận, năm nhuận
- Ngày nhuận: Trong dương lịch cứ 4 năm thì có một năm có tháng hai dư ra một ngày ngày đó được gọi là ngày nhuận tức là ngày 29/02.
- Tháng nhuận: Theo dương lịch: là tháng 2 có ngày 29, lẽ thường tháng 2 chỉ có 28 ngày. Theo âm lịch tháng nhuận là tháng có 2 lần trong năm. Ví dụ năm 2020 là nhuận tháng 4 do có 2 tháng 4.
- Năm nhuận: Theo dương lịch, là năm chứa một ngày dư ra (tức là năm có ngày 29/2). Theo âm lịch, năm nhuận là năm chứa tháng thứ 13.
Tại sao có ngày nhuận ?
Để trả lời câu hỏi này phải dựa vào kiến thức khoa học. Mọi người đều biết Trái đất mất 365 ngày để đi hết 1 vòng quanh Mặt trời (kết thúc 1 năm). Nhưng trên thực tế thì 1 vòng đó có thời gian chính xác là 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây, tức là 365.25 ngày.
Phần dư 0,25 ngày đó sau 4 năm sẽ tích lại thành 1 ngày, chính là ngày nhuận. Và cứ 4 năm sẽ sở hữu một năm 366 ngày gọi là năm nhuận. Đó là lý do tại sao năm nhuận có 366 ngày. Ngày nhuận dư ra mỗi 4 năm 1 lần đó được tính vào tháng 2, sẽ có thêm một ngày nhuận là ngày 29/2 chứ không phải chỉ có 28 ngày như cũ nữa.
Cách tính ngày tháng năm nhuận chính xác
Sau giải đáp tại sao có ngày nhuận thì cách tính năm nhuận, làm sao nhận biết được năm nhuận cũng rất quan trọng. Hãy tìm hiểu cách tính chính xác theo cả dương lịch và âm lịch nhé.
Cách tính theo dương lịch
Rất dễ dàng để nhận biết được năm nào là năm nhuận theo Dương lịch. Nếu số biểu năm đó chia hết cho 4 thì năm đó là năm nhuận. Ví dụ: 1996, 2000, 2004,..
Nhưng có những trường hợp ngoại lệ là những năm tròn Thế kỷ (có 2 số 0 ở cuối như 1700, 1800, 1900,vv…) thì ta phải tính dựa vào 2 con số đầu. Nếu chia vừa đủ cho 4 thì năm đó có nhuận. Ví dụ 1600 là năm nhuận vì 16 chia hết cho 4, tương tự 1700 không phải năm nhuận vì 17 không chia hết cho 4.
Cách tính theo âm lịch
Cách tính năm nhuận theo âm lịch có phần phức tạp hơn một chút so với tính theo Dương lịch. Ta lấy số năm chia cho 19, nếu số dư nhận được là 0, 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì những năm đó là năm nhuận m lịch.
Ví dụ: 2014 là năm nhuận vì 2014 chia 19 dư 0, 2015 không phải năm nhuận vì 2015 chia 19 dư 1.
Nguyên lý tính năm nhuận m lịch xuất phát từ sự di chuyển của Mặt trăng, Mặt trời và Trái đất. Ngày mùng 1 âm là ngày mà Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời theo thứ tự nằm thẳng hàng. Mặt trăng quay nửa tối về phía Trái đất nên thời điểm này còn gọi là đêm không trăng, hay thời điểm Sóc.
Lịch âm lịch sẽ tính liên tiếp các thời điểm Sóc. Nếu hai thời điểm Sóc kế tiếp cách nhau 29 ngày thì tháng đó thiếu, cách nhau 30 ngày thì là tháng đủ. m lịch sẽ bị lệch gần 11 ngày so với dương lịch. Khi dồn 3 năm lại sẽ dư ra 33 ngày. Vậy nên qua 3 năm sẽ nhuận thêm 1 tháng. Tính bình quân trong 19 năm thì sẽ có 7 tháng nhuận.
Những năm nhuận theo âm lịch sẽ được bổ sung thêm một tháng. Mỗi năm nhuận khác nhau thì sẽ bổ sung thêm một tháng nhuận khác nhau, có năm nhuận 2 tháng 7 có năm thì lại nhuận 2 tháng 6, như năm 2020 chúng ta nhuận 2 tháng 4. Việc nhuận tháng này sẽ luôn đảm bảo được chu kì thời tiết diễn ra một cách bình thường.
Vì sao cần tính năm nhuận ?
Có rất nhiều người thắc mắc tại sao chúng ta phải tính năm nhuận, tại sao có ngày nhuận để làm gì ? Việc tính năm nhuận có liên quan đến phong thủy hay tin tức tâm linh nào đó không?
Câu trả lời đó là chúng ta cần tính ngày nhuận, năm nhuận để đảm bảo chu kỳ thời tiết diễn ra bình thường. Điều này là dựa vào khoa học chứ không liên quan đến tâm linh phong thủy. Bởi Trái đất quay xung quanh Mặt trời không tròn ngày. Nếu tính năm chúng ta luôn làm tròn thì số dư chênh lệch sẽ dần lớn lên kéo theo sự sai lệch thời gian. Con người sẽ sai lầm trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên, hiện tượng thời tiết gây khó khăn trong đời sống, sinh hoạt.
Người ta phải định kỳ tính năm nhuận đảm bảo cho các hiện tượng ấy diễn ra theo đúng tự nhiên, đúng chu kì quan sát.
Lời kết
Trên đây là những kiến thức về ngày nhuận giúp giải đáp các câu hỏi ngày nhuận là gì, tại sao có ngày nhuận hay năm nhuận có bao nhiêu ngày, cách tính năm nhuận như thế nào. Với chúng ta đó chỉ là những thông tin giúp nâng cao tầm hiểu biết nhưng nó lại có vai trò rất quan trọng để con người nắm bắt được quy luật tự nhiên.
Bên cạnh đó, những kiến thức mới ví dụ như về ngày thất tịch, tháng cô hồn, vv… cũng rất thú vị, làm giàu thêm vốn sống của bạn nên hãy tìm hiểu thêm nhiều những điều mới mẻ mỗi ngày nhé.